REGGIO EMILIA

REGGIO EMILIA là phương pháp giáo dục sớm được nhà tâm lý học người Italy, Loris Malaguzzi (1920-1994) phát triển từ những năm 40 thế kỷ 20 sau Thế chiến thứ 2 vừa kết thúc. REGGIO EMILIA được đặt tên theo một ngôi làng nhỏ nơi miền bắc Italy – nơi gánh chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh, thậm chí không có trường học. Bằng tình yêu thương và niềm hy vọng vào con trẻ, những người dân nơi đây đã tự đi xin các vật dụng cần thiết để xây dựng trường lớp.

Vì không có giáo viên nên họ thay phiên nhau giảng dạy, cho các bạn nhỏ học tập bằng cách tự khám phá, tự đặt ra những câu hỏi rồi cùng nhau trả lời. Sau này, nhà tâm lý học Loris Malaguzzi đã đề xuất phương pháp giảng dạy lấy trẻ em làm trung tâm, cho chúng cơ hội tự do khám phá và tìm tòi.

Loris Malaguzzi chia sẻ: “Nhiệm vụ của chúng tôi làm khơi dậy sự sáng tạo của trẻ nhỏ để chúng chinh phục ngọn núi cao nhất có thể bằng chính đôi chân của mình. Không ai có thể làm hơn thế.”

Triết lý Reggio Emilia bắt nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ. Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh bằng niềm tin “một trăm ngôn ngữ khác nhau của trẻ”.

Đây là phương pháp giáo dục nhân văn, gần gũi, nhấm mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng (community) và sự tìm hiểu khám phá (inquiry).

GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP REGGIO EMILIA

Kích thích sự tò mò, quan sát của trẻ

Sự sắp đặt không gian trong trường lớp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tò mò, sáng tạo nơi trẻ. Chính vì vậy, môi trường giáo dục chính là người thầy thứ 3, phải hỗ trợ cho việc theo đuổi sở thích cá nhân mỗi trẻ.

Khuyến khích trẻ chủ động khám phá từ đó tạo nên sự yêu thích tìm tòi học tập ở trẻ cho việc theo đuổi sở thích cá nhân mỗi trẻ.

Trẻ là người tự đề xuất, tự chủ tham gia học tập tương tác với môi trường xung quanh. Trẻ chủ động sáng tạo, theo đuổi sở thích của chúng. Con không cần làm theo chỉ dẫn một cách máy móc mà được khuyến khích phát triển suy nghĩ của mình mà không bị gò ép trong một khuôn khổ tư duy. Trong khi trẻ đang say sưa khám phá thì giáo viên sẽ đưa thêm các cơ hội để học và làm quen với kỹ năng tính toán, giải quyết vấn đề và cả kỹ năng đọc viết trong dự án thực hành học tập.cho việc theo đuổi sở thích cá nhân mỗi trẻ.

Giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo qua các hoạt động như vẽ, nặn, sáng tác tranh

Sẽ không có bất kỳ quy chuẩn nào để trẻ tuân theo, các con được tự do sáng tạo tùy thuộc vào trí tưởng tượng của mình. Con có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, thông qua những hoạt động đa dạng như mỹ thuật, đóng kịch, âm nhạc…bé được bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của mình bằng nhiều cách và giác quan khác nhau. Không chỉ kích thích tiềm năng sáng tạo, điều này giúp bé tự lập hơn, và ít phụ thuộc vào người khác.

Phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm của trẻ

Lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên, cha mẹ và các bạn cùng hợp tác với nhau trong một cộng đồng. Người lớn đóng vai trò quan sát, lắng nghe những câu chuyện, câu hỏi của trẻ, tìm hiểu những điều mà trẻ quan tâm. Những hoạt động tại trường lớp luôn đề cao các kỹ năng làm việc nhóm, cùng nhau tìm hiểu và giải quyết vấn đề, thực hiện các dự án.

Giúp trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên

Các lớp học truyền thống tại Reggio luôn có sự xuất hiện của cây cối, vật liệu và ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra khung cảnh lớp học luôn được khuyến khích thay đổi thường xuyên, qua từng năm học nhằm tạo không gian mới mẻ, không nhàm chán cho trí tưởng tượng vô tận của trẻ.

0985.853.660